Có được gỗ lại phải trải qua một quá trình kỹ thuật xử lý lâu dài và công phu. Có những loại gỗ ở xa, phải thuê xe thuê thợ kéo về xưởng, mang cây gỗ đi ngâm bùn rồi mới được phơi nắng mưa. Quá trình này tốn thời gian ít nhất phải 3 năm. Gần như để xây được một căn nhà gỗ cổ, bạn phải đầu tư ít nhất 4-5 năm. Ngày nay, giao thương linh hoạt hơn. Nên khoảng thời gian này đang dần rút ngắn lại nhưng cũng không ít hơn 2 năm được.
Sau khi gỗ được xử lý thành vật liệu dựng nhà, bạn cần những người thợ giỏi giang, tay nghề cao. Cầu kỳ hơn, mỗi một loại hình trạm trổ hay trạm lộng, mỗi một phần của ngôi nhà, có chủ nhân còn thuê riêng những nhóm thợ tay nghề khác nhau, đáp ứng từng yêu cầu kỹ thuật của mỗi chi tiết nhỏ. Ví dụ như mái ngói của nhà kẻ truyền phải là loại ngói Giếng đáy nung – là loại ngói khá hiếm có và khó tìm, yêu cầu chủ nhà phải đặt trước hàng tháng trời. Đây mới chỉ là phần bắt đầu xây dựng nhà. Với mỗi chi tiết trạm trổ, người chủ phải có nghiên cứu chuyên sâu.
Chọn lựa được nét kiến trúc tổng thể của căn nhà theo phong cách nào, theo thời đại nào Lý, Trần, hay Lê… Quá nhiều yêu cầu khắt khe đối với một ngôi nhà cổ truyền thống, đòi hỏi người chủ nhà phải có tầm hiểu biết sâu rộng nét văn hóa cũng như kiến trúc Việt. Càng hiểu biết sâu bao nhiêu thì ngôi nhà sẽ càng hoàn hảo bấy nhiêu. Xây xong được ngôi nhà đâu phải đã xong. Các vật dụng nội thất đi kèm thể hiện tầm vĩ mô, một quá trình mồ hôi xương máu của gia chủ. Bởi lẽ, nhà cổ thì đồ cũng phải cổ. Xập, gụ, tủ, chè đâu chỉ đơn giản như ra cửa hàng nội thất mua là có. Phải đặt hàng, phải trao đổi với các nghệ nhân để có một bộ gia cụ hòa hợp với kiến trúc tổng thể của căn nhà. Với sự kiên trì, tỉ mỉ và đôi tay khéo léo của các nghệ nhân, các sản phẩm độc nhất vô nhị ra đời theo
Nhận xét
Đăng nhận xét